Hải đăng Kê Gà ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân
Thành, huyện Hàm Thuận Nam (trước thuộc huyện Hàm
Tân), tỉnh Bình
Thuận. Đây là một ngọn
tháp cao thắp đèn làm hiệu cho tàu thuyền đi lại trong khu vực được an toàn. Ngọn
Hải đăng Kê Gà đã được trung tâm sách kỷ
lục Việt Nam xác nhận là ngọn
hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt
Nam và Đông Dương. Sở dĩ có tên gọi Kê Gà hay còn gọi là Khe
Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà. Và cũng có giả thiết khác:
Đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức
"Đảo Gà"), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên
khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển.
Trong lịch
sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Kê Gà được coi là một
vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng
Tàu.
Các thông
số kỹ thuật của Ngọn Hải Đăng theo nguồn Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở):
Thiết kế: Chnavat (người Pháp)
Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898 và bắt đầu
hoạt động vào năm 1900. Ngọn đèn được xây bằng đá và
có chiều cao: 35m, chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m.
Bóng đèn: 2.000W
Bán kính quét sáng trên biển:
22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng
dẫn tàu bè qua lại.
Đến Bình Thuận, ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng như Phan
Thiết, Mũi Né, Mũi Kê Gà và Ngọn hải đăng cổ là một nơi thu hút du khách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét